Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử ninh hạ là vị thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng thận, làm sáng mắt. Trong những bài thuốc về Y học cổ truyền thì đây là vị thuốc thường gặp trong bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh và điều trị hiếm muộn.

1. Đặc điểm của quả kỷ tử

 

  • Kỷ tử hay câu kỷ tử ninh hạ có tên khoa học là Fructus Lycii, thuộc họ: Cà;
  • Đây là loài cây thân mềm, dáng mọc đứng với độ cao trung bình từ 50 – 150 cm.
  • Lá cây mọc đơn, so le nhau, dài như hình lưỡi mác. Lá mọc sát cành cây, gần như không có cuống, hai mặt lá nhẵn dài khoảng 2 – 6 cm, rộng khoảng 0,6 – 2,5 cm.
  • Hoa kỷ tử mọc đơn lẻ ở phần nách lá, có màu tím đỏ phơn phớt.
  • Quả kỷ tử có hình trứng nhỏ và thuôn dài. Khi kỷ tử đã chín, quả chuyển dần sang màu đỏ thẫm, có kích thước khoảng 0,5 đến 2cm, thịt quả mềm, mọng. Bên trong quả có màu nâu sẫm và thân dẹt.
  • Thu hoạch quả kỷ tử vào khoảng tháng 9- tháng 10 hàng năm bởi thời gian này quả đã chín và mang nhiều dược chất quý.
  • Sau khi thu hái, quả kỷ tử sẽ được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trước sử dụng.
  • Để bảo quản được trong thời gian dài, quả kỷ tử thường được đem phơi khô trong chỗ bóng mát. Đến khi vỏ ngoài của quả nhăn lại mới đem phơi dưới trời nắng to trong khoảng 4 – 5 ngày.
  • Kỷ tử thường được trồng làm thuốc ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

Mỗi quả hắc kỷ tử chứa hàm lượng protein cao và 18 axit amin khác nhau. Đồng thời, quả kỷ tử cũng bao gồm nhiều chất khoáng khác nhau như kẽm, sắt, phốt pho và riboflavin (vitamin B2). Đặc biệt, hàm lượng sắt nhiều hơn so với đậu nành và dinh dưỡng của rau bina và hàm lượng beta-caroten trong quả này còn nhiều hơn cà rốt.

2. Tác dụng chính của quả kỷ tử

 

Tính vị: Quả kỷ tử có vị ngọt và tính bình.

Quy kinh: Vị thuốc quy vào kinh Thận, Phế, Can.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, quả kỷ tử có tác dụng dược lý sau đây:

  • Điều tiết và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống nội tiết của cơ thể.
  • Bảo vệ chức năng gan, ức chế sự lắng đọng lipid trong gan và đẩy nhanh tốc độ tái sinh tế bào gan.
  • Điều chỉnh rối loạn lipid trong máu.
  • Làm chậm hay giảm thiểu sự hình thành những mảng xơ vữa trong huyết quản.
  • Điều hòa huyết và giãn mạch.
  • Làm nhanh tốc độ tạo huyết của tủy xương
  • Trẻ hoá và làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.
  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa phóng xạ bên trong cơ thể.
  • Hạ đường huyết tốt.

Theo Y học cổ truyền, quả kỷ tử có những công dụng sau đây:

  • Cường thịnh âm đạo và bổ ích tinh huyết;
  • An thần, minh mục, bổ ích tinh bất túc;
  • Nhuận phế, tư thận;
  • Nhuận phế, sinh tân, bổ thận, ích khí;
  • Bổ thận, can, nhuận phế, minh mục, sinh tinh huyết.
  • Tư dưỡng can thận;

Chủ trị:

  • Chứng âm huyết hư tổn, can thận âm hư, chứng tiêu khát, khái thấu, hư lao.
  • Điều trị chứng chóng mặt, hoa mắt do huyết hư, đau thắt lưng, di tinh, tiểu đường.

Liều dùng và cách dùng:

  • Liều dùng: từ 8 – 20g/ liều.
  • Cách dùng: Dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị bệnh.

3. Những lưu ý khi sử dụng câu kỷ tử Ninh Hạ

 

  • Không nên sử dụng quả kỷ tử ở những người bị huyết áp cao, tâm trạng hay nóng vội, cáu giận hoặc người ăn quá nhiều thịt hàng ngày làm sắc mặt đỏ hồng, tốt nhất do tác dụng làm nóng cơ thể.
  • Không nên sử dụng ở những người có thể trạng khỏe mạnh để tránh tà khí bị lưu giữ bên trong mà không được giải, lâu ngày lại sinh biến chứng thì tai hại vô cùng.
  • Thận trọng khi sử dụng quả kỷ tử quá nhiều lại làm cho mắt bị đỏ và khó chịu, thị lực giảm sút.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về kỷ tử - vị dược liệu được vận dụng phổ biến trong Đông y. Trước khi dùng kỷ tử để chữa bệnh, bạn nên tìm hiểu kỹ về các bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình
Tags:   

Mã an toàn*

CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TRÀ TIÊN THẢO