7 lợi ích của việc ngâm mình trong bồn nước nóng
Ngâm mình
trong nước nóng được xem là phương pháp hiệu quả giúp thư giãn cơ thể sau một
ngày dài làm việc và học tập. Ngoài ra việc dành thời gian ngâm mình trong nước
nóng cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như giảm đau do các bệnh viêm
khớp, đau cơ xơ hóa và thắt lưng.

1. Ngâm
nước nóng có tác dụng gì?
Những lợi ích tiềm năng của việc ngâm
người trong nước nóng là khác nhau ở mỗi người. Phần lớn phụ thuộc vào
sức khỏe của cơ thể và cách bạn sử dụng phương pháp này. Theo các nhà khoa học,
lợi ích của ngâm bồn nước nóng đối với sức khỏe dựa trên cơ chế nhiệt độ ấm vừa
phải của nước làm giãn mạch máu, tăng quá trình vận chuyển máu giàu chất dinh
dưỡng đi khắp cơ thể, giảm sưng tấy và giảm tình trạng căng cơ. Sức nổi của nước làm giảm trọng
lượng các khớp bị đau. Những lợi ích cụ thể của phương pháp này như sau:
·
Giảm căng thẳng
Giảm căng thẳng là một trong những lợi
ích rõ ràng và hiệu quả nhất của việc ngâm
bồn nước nóng. Tác dụng làm dịu và khả năng xoa bóp của nước ấm có thể giúp
giảm tình trạng căng thẳng cả về thể chất, cảm xúc và tinh thần. Bạn có thể
tăng hiệu quả giảm căng thẳng này bằng cách kết hợp với âm nhạc nhẹ nhàng, ánh
sáng yếu hoặc sử dụng tinh dầu có mùi hương nhẹ nhàng.
·
Thư giãn cơ bắp
Công dụng xoa bóp của nước nóng và các vòi nước nóng trong bồn
tắm là biện pháp hiệu quả giúp thư giãn các cơ bắp đang căng thẳng. Điều này
cũng có thể giúp làm giảm đau nhức.
Ngâm mình trong nước nóng trước khi tập thể dục cũng có thể
làm giảm nguy cơ chấn thương.
·
Cải thiện giấc ngủ
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, hiệu quả thư giãn cơ thể cả
về thể chất và tinh thần khi ngâm người trong bồn nước nóng có thể giúp bạn ngủ
ngon hơn, cải thiện tình trạng mất ngủ.
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc
sưởi ấm cơ thể trong quá trình điều trị chứng mất ngủ ở người lớn tuổi. Kết quả
chỉ ra rằng tắm nước nóng giúp thúc đẩy giấc ngủ sâu và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Kyara Morgana và cộng sự
vào năm 2012 đã xem xét tác động của thủy liệu pháp đối với sức khỏe thể chất
của cơ thể và chất lượng giấc ngủ ở người bệnh đau cơ xơ hóa. Đối tượng tham gia là phụ nữ
trong độ tuổi từ 30 đến 65 tuổi. Kết quả cho thấy rằng thủy liệu pháp giúp cải
thiện giấc ngủ và các triệu chứng khác của bệnh đau cơ xơ hóa.
·
Giảm đau
Ngâm mình trong bồn nước nóng có tác dụng giảm đau qua cơ chế
thư giãn các cơ, khớp và gân bị căng. Đối với người bệnh bị viêm khớp, đau thắt lưng việc ngâm nước nóng giúp
làm dịu tình trạng cứng và viêm khớp gây đau.
Bên cạnh đó, nước còn có tác dụng hỗ trợ cơ thể và giảm trọng
lượng các khớp, giúp cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp.
·
Nâng
cao sức khỏe tim mạch
Thư giãn trong bồn nước
nóng có thể làm tăng nhịp tim và giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu được thực
hiện vào năm 2016, ngâm người trong nước nóng có tác động mạnh mẽ đến chức năng
mạch máu và huyết áp. Các tác giả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp cung
cấp nhiệt thụ động cho cơ thể bằng nước ấm có tác dụng giúp giảm nguy cơ tim
mạch và tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở những người hạn chế về khả năng tập thể
dục.
Các nhà khoa học cũng
phát hiện ra rằng ngâm bồn nước nóng khoảng 10 phút có tác
dụng làm giảm huyết áp và được thực hiện an toàn ở người bệnh tăng huyết áp đã
được điều trị bằng thuốc.
·
Cải
thiện độ nhạy cảm của insulin
Một số nhà khoa học đã
chứng minh rằng liệu pháp cung cấp nhiệt thụ động cho cơ thể như sử dụng phòng
xông hơi khô, tắm hoặc ngâm mình trong nước nóng có tác dụng cải thiện độ nhạy
cảm của insulin và
có lợi cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
·
Đốt
cháy calo
Một nghiên cứu được thực
hiện vào năm 2016 cho thấy rằng những người ngâm mình trong bồn nước nóng với
mực nước cao đến thắt lưng trong 1 giờ sẽ đốt cháy và tiêu hao lượng calo tương
đương với 30 phút đi bộ. Tuy nhiên, kết quả này không đồng nghĩa với việc thay
thế phương pháp ngâm bồn nước nóng cho việc tập luyện thể
dục mỗi ngày.
2. Những
đối tượng nên hạn chế ngâm nước nóng
Mặc dù ngâm bồn nước nóng đem
lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng cần hạn chế áp dụng phương
pháp này đối với một số đối tượng như sau:
·
Người mắc bệnh lý về tim: Ngâm mình trong bồn nước
nóng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp. Bởi khi ngâm bồn nước nóng, cơ
thể không thể tiết mồ hôi, thay vào đó các mạch máu cần phải mở rộng để giải
nhiệt cho cơ thể. Điều này làm cho huyết áp bị giảm xuống, cơ thể phản ứng với
huyết áp giảm bằng cách tăng nhịp tim. Vì vậy, người mắc bệnh lý về tim khi
ngâm nước nóng có thể dẫn đến hậu quả xấu là làm căng tim của người bệnh;
·
Phụ nữ mang thai: Bồn tắm nước nóng không an
toàn đối với phụ nữ mang thai vì chúng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Các nghiên cứu
cho thấy phụ nữ có thai sử dụng bồn nước nóng nhiều hơn một lần mỗi tuần trong
thời gian dài có nguy cơ cao sinh con bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh như nứt
đốt sống, dị tật não...
·
Người bị thương: Bồn nước nóng là môi trường dễ
phát triển các loại vi khuẩn và vi nấm, các nguyên nhân nhiễm trùng và gây bệnh
cho cơ thể. Vì vậy người đang bị thương không nên ngâm mình trong nước nóng để
giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng vết thương;
·
Người huyết áp thấp: Nếu bạn đang bị huyết áp thấp và dễ bị choáng váng, ngất
xỉu cần hạn chế tối đa việc ngâm người trong nước nóng vì chúng có thể làm giảm
huyết áp của bạn hơn nữa;
·
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Tiếp xúc với
nước nóng khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm trầm trọng thêm các triệu
chứng của bệnh.
Người mắc bệnh lý tim mạch nên hạn chế ngâm bồn nước nóng
3. Biện pháp ngâm
mình trong nước nóng hiệu quả
Trong trường hợp bạn sử dụng bồn tắm nước nóng của riêng mình
hay tại phòng tập thể dục hoặc tại các dịch vụ cộng đồng như spa... đều cần
kiểm tra và đảm bảo bồn tắm được sạch sẽ và được bảo dưỡng đúng cách. Nước phải
được làm sạch và kiểm tra thường xuyên. Bồn tắm nước nóng không được đảm bảo
chất lượng và vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng nhiễm trùng da được
gọi là viêm nang lông trong bồn tắm nước nóng.
Biện pháp ngâm mình trong nước nóng để được hiệu quả cao nhất
như sau:
·
Tránh để nước quá nóng: Nhiệt độ nước phù hợp
nhất nên vào khoảng 40oC;
·
Giữ đủ lượng nước trong cơ thể: Bồn tắm nước
nóng khiến bạn đổ mồ hôi và mất nước. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước và tránh
uống rượu trước hoặc trong khi ngâm nước ấm;
·
Thời gian ngâm nước nóng hợp lý: Không nên
ngâm người trong nước nóng quá lâu nếu bạn chưa quen. Ở nhiệt độ thích hợp là
40oC, thời gian ngâm nước ấm nên giới hạn từ 10 đến 15 phút. Bạn có thể ngâm
mình với thời gian kéo dài hơn ở nhiệt độ thấp hơn khi đã quen. Các dấu hiệu mà
bạn cần nhận ra ngay khi ngâm mình trong nước nóng quá lâu bao gồm: Choáng
váng, chóng mặt, buồn nôn, đỏ da, khó thở...
·
Tắm lại sau khi ngâm nước nóng: Sau khi ngâm
mình bằng nước ấm, hãy cởi bỏ bộ đồ tắm và rửa bằng xà phòng, nước ấm. Không
nên tắm ngay bằng nước lạnh khi vừa ra khỏi bồn nước nóng, vì điều này có thể
làm tăng huyết áp của bạn một cách đột ngột.
Ngâm mình trong bồn nước nóng mang lại nhiều lợi ích cho sức
khỏe như thư giãn cơ thể, giảm đau, cải thiện giấc ngủ... Tuy nhiên, phương
pháp này cũng cần hạn chế thực hiện ở một số đối tượng nhất định để đảm bảo an
toàn ch sức khỏe. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
phương pháp này.